Những điều cần biết về khám sức khi đi du học Nhật Bản

  • Thu Thúy
  • 2 Tháng Năm, 2019
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Những điều cần biết về khám sức khi đi du học Nhật Bản
khám sức khỏe đi du học

Khám sức khỏe trước khi đi du học là điều kiện bắt buộc của mỗi du học sinh muốn sang Nhật Bản du học. Vậy khám sức khỏe đi du học Nhật ở đâu? Chi phí cho mỗi lần khám có cao không? Có cần phải chuẩn bị gì khi đi xin giấy khám sức khỏe không? Tất cả sẽ được bật mí ngay bài viết dưới đây.

Khám sức khỏe đi du học Nhật Bản ở đâu?

Việc đi khám sức khỏe đi du học Nhật Bản sẽ trải qua 2 lần đó là trước khi thi tuyển và trước khi xuất cảnh khoảng từ 10 cho đến 15 ngày. Thời gian khám sức khỏe của mỗi bạn du học sinh sẽ phải kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 tiếng đồng hồ.

Nếu vào lúc cao điểm thì thời gian mà bạn phải đợi sẽ lâu hơn. Một trong những kinh nghiệm đi khám sức khỏe được nhanh chóng là phải nên đi thật sớm để lấy số khám nhé! Lúc này bạn sẽ có thể tiết kiệm được thời gian chờ đợi.

Những điều cần biết về khám sức khi đi du học Nhật Bản

Những điều cần biết về khám sức khi đi du học Nhật Bản

Nếu bạn ở miền  Bắc bạn sẽ được các cán bộ tuyển dụng trực tiếp đưa đi hướng dẫn khám sức khỏe tại Bệnh viện chỉ định Tràng An. Nếu các bạn ở TPHCM thì có thể khám sức khỏe đi Nhật Bản tại các bệnh viện như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn.

Chi phí khám sức khỏe sẽ dao động trong khoảng 700.000đ – 750.000đ tùy thuộc vào việc bạn sử dụng dịch vụ khám nhanh hay khám thường của bệnh viện. Thời gian trả kết quả sẽ khoảng 2 ngày sau khi bạn đi khám ở bệnh viện về.

Đi khám sức khỏe cần chuẩn bị những gì?

Để quá trình khám sức khỏe đi Nhật Bản của bạn được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng thì khi đi khám bạn cần chuẩn bị những điều sau:

– Ảnh 4×6 của bản thân chụp gần nhất

– Trước khi đi khám sức khỏe thì không nên uống sữa, nước ngọt, nước có ga, nước tăng lực hay ăn bất cứ loại đồ ăn nào hết

– Nên uống nhiều nước, nữ giới không nên ăn trứng trước khi đi khám sức khỏe

– Nếu như bạn phải di chuyển từ các tỉnh về Hà Nội hoặc Sài Gòn thì các bạn tuyệt đối không nên uống thuốc chống say xe. Bởi việc đó, sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả khám sức khỏe của bạn

– Tuyệt đối không thức đêm hoặc uống rượu bia trước ngày đi khám sức khỏe

Khám sức khỏe đi du học Nhật Bản ở đâu?

Khám sức khỏe đi du học Nhật Bản ở đâu

Khám sức khỏe đi du học Nhật Bản cần khám những gì?

Khi bạn đi khám sức khỏe đi Nhật Bản bạn sẽ phải thực hiện khám các phần sau:

– Khám thị lực, thính lực

– Kiểm tra nhóm máu, các bệnh truyền nhiễm

– Khám nội, ngoại

– Kiểm tra nước tiểu để chẩn đoán tiểu đường, thai sớm…

– Chụp X-quang phổi

– Điện tâm đồ

Giấy khám sức khỏe đi du học Nhật Bản sẽ như thế nào?

Trong mẫu giấy khám sức khỏe của bạn trước khi đi Nhật sẽ có đầy đủ các thông tin cần thiết về: Chiều cao, cân nặng, huyết áp, thị lực, kết quả kiểm tra nước tiểu, kết quả chụp X-quang,… Cụ thể trong mẫu khám sức khỏe đi du học Nhật Bản bao gồm:

  • Các chỉ số về chiều cao (height 身長)
  • Chỉ số về cân nặng (weight 体重)
  • Thị lực (eyesight 視力)
  • Thị lực khi đeo kính (with glasses 矯正視力)
  • Chỉ số về huyết áp (blood pressure 血圧)
  • Kết quả chụp X – quang (X-Ray, X線撮影)
  • Kết quả kiểm tra nước tiểu (Urinalisys 検尿) gồm đạm (Protein タンパク) và đường (Sugar 糖)
  • Thông tin về các loại bệnh tật từng có trước đây của các bạn du học sinh (past illness 既往症)
  • Nhận xét và đánh giá chung về sức khỏe do bác sĩ khám nhận xét đó có thể là: Tuyệt vời (Excellent 優), Tốt (Good, 良), Tạm được (Fair 可), Kém (Poor 不可)
  • Sức khỏe có đủ để du học Nhật Bản không? ☐ Yes 可  ☐ No 不可
  • Các mục liên hệ khác nếu có sẽ được ghi hết trong giấy khám sức khỏe

Điểm danh các nhóm bệnh không được đi Nhật

  • Các loại bệnh liên quan đến tim mạch bao gồm: Bệnh tim bẩm sinh, suy mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim, người bị di chứng tai biến mạch máu não sẽ không đủ điều kiện đi Nhật Bản du học.
  • Các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp bao gồm: Người mắc bệnh lao phổi, xơ phổi, hen phế quản, tràn dịch màng phổi, ung thư phổi, tâm phế mãn,… cũng sẽ không đủ điều kiện.
  • Các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm: Ung thư đường tiêu hóa,  xơ gan & ung thư gan, loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị, viêm gan, vàng da, cổ chướng, áp xe gan…
  • Các loại bệnh nội tiết bao gồm: U tuyến thượng thận, suy tuyến thượng thận, đái tháo đường, đái nhạt, cường hoặc suy tuyến giáp…
  • Các loại bệnh về thận và tiết niệu như: Suy thận, thận hư nhiễm mỡ, sỏi đường tiết niệu, thận đa u thận, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính, viêm cầu thận cấp và mãn tính cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn đi du học Nhật
  • Các loại bệnh thuộc nhóm thần kinh như: Liệt một hoặc nhiều chi, di chứng bại liệt, rối loạn vận động, động kinh, bệnh tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, u não, thoát vị đĩa đệm cột sống, parkinson, xơ hóa cột bên teo cơ, bệnh u tuyến ức.
  • Các loại bệnh thuộc nhóm tâm thần bao gồm: Rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt, histeria, nghiện ma túy và nghiện rượu.
  • Nhóm bệnh thuộc cơ quan sinh dục: U nang buồng trứng, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư dương vật & bàng quang, sa sinh dục, ung thư cổ tử cung.
  • Các nhóm bệnh thuộc lớp cơ xương khớp như: Loãng xương nặng, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, cụt chi, viêm xương, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
  • Các loại bệnh thuộc nhóm da liễu và hoa liễu như: HIV, AIDS, Bệnh vảy nến, Vẩy rồng, Loét lâu lành, Bệnh lậu cấp và mãn tính, các loại xăm trổ trên da hay các bệnh da do virus, vi khuẩn, nấm đang điều trị hoặc chưa khỏi,….

>>> Tham khảo thêm: Bị viêm gan B có đi du học Nhật được không và những loại bệnh không được đi du học 

Hy vọng với những thông tin cung cấp ở phía trên sẽ giúp ích được cho bạn. Hãy chuẩn bị thật kỹ để có kết quả tốt nhất nhé!