Tâm lý tuổi dậy thì và vai trò của nhà trường

Tuổi dậy thì là một trong những giai đoạn bắt buộc phải trải qua của mỗi người. Đây là một giai đoạn vô cùng nhạy cảm có nhiều sự biến đổi về thể chất, tâm sinh lý.

Theo một vài nghiên cứu gần  đây thì trẻ ở độ tuổi dậy thì ngày càng có nhiều xu hướng tiêu cực, đặc biệt là có thể tham gia vào các tổ chức tội phạm. Vì thế mà nhà trường, gia đình, xã hội cần phải có những biện pháp nhằm giúp đỡ các em trong các trường hợp khó khăn để đảm bảo về mặt phát triển toàn diện cho trẻ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vai trò của nhà trường đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì.

Những đặc điểm tâm lý của trẻ ở độ tuổi dậy thì

Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường là các em giai đoạn từ 12 – 18 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển về các cơ, chiều cao cân nặng. Hơn thế nữa về mặt sinh lý bắt đầu có những biến đổi giới tính rõ ràng. Ở nữ giới bắt đầu có kỳ kinh nguyệt, các dấu hiệu cho trưởng thành bắt đầu xuất hiện, biết cách làm đẹp, yêu thích trang điểm và những đặc điểm con gái khác.

Với nam giới bắt đầu có mọc râu, mông tinh, các cơ phát triển. Đặc biệt là về mặt tâm lý có những biến đổi vô cùng khác nhau. Các em bắt đầu cho rằng mình là người lớn, thích thể hiện bản thân, thích cho rằng mình là người lớn, cần không gian riêng, cần được tôn trọng và lắng nghe,…

Tuổi dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì này các em có thể tham gia rất nhiều những hoạt động tập thể mang tính lành mạnh nhưng cũng có thể xa ngã vào những con đường tội phạm. Điều cần thiết là sự can thiệp kịp thời từ gia đình và nhà trường. Các em rất dễ phản kháng nên trong giáo dục các thầy cô phải có được phương pháp giáo dục mới, hiểu và trở thành người bạn của các em. Ở giai đoạn này nhà trường đóng vai trò rất quan trọng với việc tổ chức và đưa ra những quy chế khác nhau.

Vai trò của nhà trường

Nhà trường là nơi để các em học tập, kết giao bạn bè, trang bị kiến thức cũng như là có thể tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh. Chính vì thế ở độ tuổi nhạy cảm của con người chúng ta cần phải có được những sự thấu hiểu và những điều chỉnh phù hợp.

Việc có nhiều câu lạc bộ khác nhau sẽ thu hút được các em tham gia, phát triển năng khiếu và những khả năng tiềm ẩn của mình. Đây là cách để chúng ta tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các đối tượng. Đặc biệt là giúp các em có thể kết nối lại với nhau cùng học tập, cùng đưa nhau vươn lên.

Những quan điểm cũ đã không còn phù hợp thì chúng ta cần phải có những cái nhìn nhận mới, những quan điểm mới để các em không cảm thấy gò bó và có tâm lý phản kháng. Tuy nhiên những quan điểm này phải nằm trong sự cho phép về mọi mặt. Việc có nhiều biểu ngoại khóa giới thiệu về nghề nghiệp, các kỹ năng sống giúp các em trang bị cho những kiến thức tương lai, đảm bảo cho sự phát triển bản thân.

Đây là giai đoạn nhạy cảm của con người, ngoài nhà trường thì từ phía gia đình cũng phải hợp sức và cùng giúp đỡ các em có hướng đi đúng đắn và phát triển một cách tốt nhất đem lại sự ổn định cho đất nước hiện tại, tương lai.

Các trường học cần phải mạnh dạn hơn trong việc đưa chương trình giáo dục giới tính vào trong giảng dạy để các em có những kiến thức chăm sóc, bảo vệ chính bản thân mình và tôn trọng người khác. Lứa tuổi dậy thì có nhiều biến động về tâm lý nên đây cũng là thời điểm mà trường học cần làm người bạn, là nơi để các em chia sẻ mọi vấn đề.