Giáo dục mở Việt Nam cần được hiểu như thế nào?

Có thể thấy, công nghệ thông tin và internet đã tác động toàn diện và làm thay đổi bộ mặt giáo dục Việt Nam. Sự tác động này cũng đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao phát triển giáo dục phù hợp với thời đại 4.0. Và giáo dục mở ra đời như một xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục thời đại 4.0

Hệ thống giáo dục mở là gì?

Ngày nay, tài nguyên giáo dục mở hay hệ thống giáo dục mở đã là những cụm từ khá quen thuộc trong ngành giáo dục. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu được nội hàm của khái niệm này.

Giáo dục mở là sự liên kết giữa những yếu tố như nội dung, phương thức, thời gian , không gian và chủ thể của hệ thống giáo dục

Hệ thống giáo dục mở được hiểu là hệ thống đào tạo linh hoạt, dựa trên sự liên kết giữa những yếu tố như nội dung, phương thức, thời gian , không gian và chủ thể của hệ thống giáo dục. Hệ thống này có sự liên thông với môi trường bên ngoài hệ thống trên cơ sở đảm bảo tính sáng tạo, đem lại cơ hội trao đổi cho mọi người cũng như tận dụng tối ưu những nguồn lực giáo dục để đem đến tính hiệu quả và phát triển bền vững của hệ thống.

Giáo dục mở tại Việt Nam- cần được hiểu như thế nào?

Theo những ý kiến chia sẻ và đánh giá của nhưng chuyên gia giáo dục được trình bày tại Hội thảo khoa học quốc gia, tính “mở” trong giáo dục cần được hiểu ở những phương diện sau:

+ “Mở” đồng nghĩa với việc chấp nhận sự đa dạng trong nhận thức của học sinh trong quá trình học. Theo đó, để đảm bảo tính “mở” , cần xóa bỏ những định kiến được hình thành trước đó, coi sách giáo khoa là chân lý. Điều này giúp “tương đối hóa” tính tuyệt đối của sách giáo khoa, coi mọi tri thức, kiến thức nằm ngoài sách giáo khoa là sai lầm và vô giá trị.

Theo một số chuyên gia giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo, đây là điều kiện cơ bản để có thể có nhiều cách tiếp cận với chân lý cũng như việc sắp xếp và cấu trúc những nội dung trong sách giáo khoa. Nói một cách dễ hiểu hơn, sự tự do của giáo viên trong sáng tạo chỉ là đổi mới phương pháp dạy học thì đến nay cần mở rộng bằng cách công nhận quyền tự chủ về nội dung giáo dục của giáo viên.

Tính”mở” trong giáo dục Việt Nam cần được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau

+ “Mở” thể  hiện trong cơ chế vận hành dân chủ và phân quyền

Đây được hiểu là yếu tố “mở” trong giáo dục xét theo góc độ hành chính giáo dục.Theo phân tích của những chuyên gia, tại những nước có nền giáo dục tiên tiến, quá trình cải cách giáo dục đồng thời cũng là quá trình dân chủ hóa bộ máy hành chính giáo dục. Đây được hiểu là việc chuyển dần chức năng những cơ quan này từ chỗ là cơ quan quản lý, giám sát sang chức năng hỗ trợ và tư vấn.

Tại những nước này có bộ luật để quy định rõ quyền hạn, chức năng của bộ giáo dục cũng như những cơ quan hành chính giáo dục khác. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự can thiệp quá mức của các cơ quan này vào hoạt động chuyên môn của các trường và người giáo viên.

+ “Mở” thể hiện ở việc hệ thống hóa luật giáo dục

Theo đó, mở trong giáo dục được thể hiện trong việc hệ thống những bộ luật giáo dục về vấn đề thừa nhận , đảm bảo cũng như khuyến khích mô hình giáo dục tư.

Thứ ba, “mở” trong giáo dục thể hiện ở việc hệ thống các bộ luật về giáo dục thừa nhận, bảo đảm và khuyến khích sự tồn tại của hệ thống giáo dục tư với nhiều mô hình đa dạng. Giáo dục tư chính là sự bù đắp cho giáo dục công . Đây cũng được xem là một yếu tố cạnh tranh thúc đẩy giáo dục công phát triển.

Ngoài ba yếu tố quan trọng trên, tính “mở” còn được thể hiện trong sự hòa nhập cũng như chia sẻ, áo dụng những quy chế vận hành phù hợp đã được kiểm định tiên tiến của thế giới.