Sinh viên công nghệ thông tin cần học những gì?

Thời buổi hiện đại, ngành Công nghệ thông tin là một trong những lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu thích công nghệ. Vậy ngành Công nghệ thông tin là gì? Ngành công nghệ thông tin học những gì? Sinh viên công nghệ thông tin ra trường làm gì? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những thắc mắc về ngành nghề này.

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói một cách dễ hiểu hơn là công nghệ thông tin là sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành công nghệ thông tin được chia thành 5 chuyên ngành chính như: mạng máy tính truyền thông, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin và kỹ thuật phần mềm.

Hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay đều cần phải sử dụng công nghệ thông tin và được sử dụng phổ biến hơn trong lĩnh vực kinh tế.

Sinh viên công nghệ thông tin cần học những gì?

Sinh viên khi theo học ngành Công nghệ thông tin thì sinh viên cần được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, lập trình, phần mềm, hệ thống thông tin… Mỗi trường sẽ có chương trình đào tạo khác nhau và người học sẽ lựa chọn các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như: khoa học máy tính, hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, mạng máy tính và truyền thông.

Ngoài các môn đại cương như Giải tích, Công nghệ phần mềm, Hệ điều hành, Xác xuất thống kê, Kỹ thuật lập trình, Đại số tuyến tính,  Ngoại ngữ thì tùy thuộc vào từng chuyên ngành mà sinh viên Công nghệ thông tin sẽ học các môn sau:

–   Đối với chuyên ngành kỹ thuật máy tính có các môn như: Xử lý tín hiệu số, Trí tuệ nhân tạo, Vẽ kỹ thuật, Cơ sở dữ liệu, Lập trình trong kỹ thuật, Quản lý dự án CNTT, Hệ thống nhúng, An toàn và bảo mật thông tin, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật,…

–  Đối với chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý có các môn như: Cơ sở dữ liệu nâng cao, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu phân tán, Thống kê và dự báo trong kinh doanh…

–  Đối với chuyên ngành Khoa học máy tính: Dữ liệu và khai thác dữ liệu, An ninh mạng, Các loại ứng dụng hệ thống thông tin, Lập trình mạng, Quản trị, kiểm soát và bảo trì mạng, Xây dựng hệ thống và phát triển phần mềm,  Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Điện toán đám mây…

–   Đối với chuyên ngành Hệ thống thông tin máy tính: Phân tích dữ liệu, Lập trình, Đồ họa máy tính và thực tế ảo, Các hệ thống thông tin quản lý, Các hệ thống nhúng, Nền tảng về máy tính và mạng, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin…

Khi lựa chọn học chuyên sâu vào một trong các ngành của công nghệ thông tin thì các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận đến những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hoặc ứng dụng hệ thống phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính… Từ đó khi tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ thông tin thì sinh viên sẽ có khả năng thực hành nghề nghiệp và đáp ứng được yêu cầu công việc ở từng lĩnh vực cụ thể.

Ngoài việc được học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng thực tế với hạ tầng cơ sở và phần mền được hỗ trợ bởi: Microsoft, FPT, Viettel…

Bên cạnh những kiến thức nền tảng thì các cử nhân ngành này sẽ dễ dàng nắm bắt được cơ hội, thích nghi được với môi trường làm việc hiện đại, năng động và  làm tốt các công việc được giao.

Liệu bạn có phù hợp với ngành công nghệ thông tin?

Sinh viên công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Công nghệ thông tin đang dần trở thành xu hướng và lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết và năng động, yêu thích công nghệ.

Một số cơ hội việc làm của ngành Công nghệ thông tin, cụ thể như:

  • Trở thành lập trình viên người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như hệ thống thông tin, phần mềm.
  • Thực hiện kiểm duyệt chất lượng phần mềm để trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghệ  do các lập trình viên tạo ra.
  • Làm chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính.
  • Làm chuyên gia quản lý, kinh doanh và điều phối các dự án công nghệ thông tin.
  • Tiến hành giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo.

Cụ thể sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin cử nhân có thể  làm việc tại:

  • Những công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin.
  • Công ty chuyên sản xuất, sửa chữa trang thiết bị và lắp ráp các phần cứng.
  • Công ty cung cấp giải pháp tích hợp.
  • Công ty cung cấp những giải pháp về mạng và an ninh mạng.
  • Làm việc ở những bộ phận quản trị, bộ phận IT tại các công ty hoạt động về lĩnh vực công nghệ hoặc các lĩnh vực khác như  y tế, ngân hàng, giải trí, giáo dục…
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

Tố chất cho thấy bạn phù hợp với ngành Công nghệ thông tin

Bất cứ ngành nghề nào thì cũng cần có những tố chất phù hợp để thành công hơn khi lựa chọn theo, cụ thể như:

Có niềm đam mê công nghệ: Để không thấy nhàm chán khi phải ngồi nhiều giờ trước máy vi tính thì bản thân bạn cần có sự yêu thích ngành nghề để làm động lực vượt qua mọi khó khăn, căng thẳng, áp lực trong ngành nghề mà bạn gặp phải từ việc học đến khi đi làm.

Thông minh và có óc sáng tạo: Trí tuệ thông minh sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian phân tích, tối ưu hóa các giải pháp để từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn.

Sự chính xác trong công việc: Khoa học máy tính cũng là một trong những ngành nghề yêu cầu tính chính xác cao như nhiều ngành nghề khác. Suốt quá  trình xây dựng một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ thì phần mềm không thể vận hành như mong muốn.

Thành thạo ngoại ngữ: Ngoại ngữ sẽ giúp bạn thăng tiến dễ dàng hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin để đọc hiểu được các vấn đề, chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ mới nhất.

Trên đây là những thông tin để giải đáp thắc mắc: Sinh viên công nghệ thông tin cần học những gì?, hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được những yếu tố cần thiết để theo đuổi ngành học công nghệ thông tin mà bản thân yêu thích.