Thiền quán là gì? Đối tượng của thiền quán thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây và đi tìm lời giải cùng với chúng tôi.
Nội dung tóm tắt
Thiền quán là gì?
Thiền quán là nhìn sâu, nhìn kỹ để chứng nghiệm thực tại, tức thấy được đặc tướng của các pháp là vô thường, vô ngã, tương tức và Niết bàn. Thiền quán cũng được gọi là thiền tiến trình, không tập trung tâm vào một đề mục cố định nào thay vào đó phát huy khả năng định tâm trên những đề mục thay đổi như là một phương tiện để kiểm chứng bản chất tiến trình thân tâm.
Thiền quán hay thiền Minh sát, tiếng Phạn là Vipasyana (Pàli: Vipassana). Vipasyana có nghĩa là thấy mọi sự vật đúng như bản chất của chúng. Quán là xem xét thực tướng của mọi sự vật bằng ánh sáng tuệ giác phát sinh từ tâm. Thiền quán là tĩnh tâm tư duy, quán chiếu chân lý, là ý thức một cách rõ ràng những gì đang xảy ra trong bốn lãnh vực thân, thọ, tâm và pháp (Tứ niệm xứ).
Có mấy loại thiền quán
Có 2 loại thiền quán:
- Đối trị quán: Như quán bất tịnh đối trị tham dục, quán từ bi đối trị giận hờn, quán giới phân biệt đối trị chấp ngã, quán sổ tức đối trị loạn động v.v…
- Chánh quán: Quán các pháp không tướng đều do nhân duyên sanh, vì nhân duyên sanh nên thể tánh các pháp là Không, tức là thật tướng. Nhờ thấy rõ các đối tượng quán đều không nên chủ thể quán tự nhiên thanh tịnh.
Đọc thêm: thiền dễ ngủ
Đối tượng của thiền quán
Đối tượng của thiền quán là sắc pháp và tâm pháp hay thân thể và tâm thức.
-Sắc pháp là những pháp thuộc về vật lý, bao gồm các thể tính không biểu hiện cụ thể, cho đến các hình sắc, âm thanh, mùi vị,… mà các quan năng có thể nhận thức được. Tất cả những sắc pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.
-Tâm pháp là những pháp thuộc về tâm lý hay tâm thức. Cảm giác, tri giác, ý chí, tư niệm; hiểu biết, phân biệt… đều là những thành phần của tâm pháp, hay tâm thức. Tất cả những yếu tố của tâm pháp như thế, đều có thể là đối tượng của thiền quán.
Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm, Đức Phật dạy bốn phương pháp thiền tập:
- Quán niệm về thân thể: Thực tập phương pháp này hành giả phải thấy rõ và làm chủ mọi động tác của thân thể. Phải biết một cách đích thực những gì đang diễn ra ở trong và ngoài cơ thể.
- Quán niệm về các cảm giác: Với phương pháp này, hành giả sử dụng mọi cảm giác làm đối tượng quán niệm. Tức là hành giả không đồng tình theo cảm giác dễ chịu, và cũng không đối kháng lại với cảm giác khó chịu hoặc không để ý thức quán niệm bị quên lãng giữa những cảm giác không phải dễ chịu mà cũng không khó chịu. Cảm giác có thể có mặt từ nơi tâm, hoặc từ nơi thân.
- Quán niệm về tâm lý: Phương pháp này, hành giả sử dụng các yếu tố tạo nên tâm ý, làm đối tượng quán niệm. Khi các yếu tố như tham, sân, si… có mặt nơi tâm ý, thì hành giả đưa ý thức tỉnh giác, ý thức chánh niệm đi kèm và có mặt một cách đích thực ở trong các yếu tố tạo nên tâm ý xấu ấy, để nhận rõ sự có mặt và tính chất nguy hại của chúng…
- Quán niệm về pháp: Thực tập phương pháp này, hành giả có thể sử dụng các pháp thuộc về nhân duyên như Năm uẩn, Mười hai xứ, Mười tám giới làm đối tượng để quán niệm. Hoặc có thể sử dụng các pháp thuộc về Năm sự che khuất ở nơi tâm thức làm đối tượng quán niệm. Hoặc có thể sử dụng các pháp thuộc về giác ngộ hoặc giải thoát đang có mặt nơi tâm thức, như Bảy yếu tố giác ngộ, hay Bốn thánh đế làm đối tượng quán niệm.
Xem thêm: thiền Reiki là gì
Trên đây là tổng hợp giải đáp thắc mắc về thiền quán là gì. Hy vọng thông tin hữu ích giúp các bạn độc giả nắm được khái niệm thiền quán cũng như phương thức tu tập mà phương thiền quán đem lại.