Từ thiện là gì? Ý nghĩa của việc làm từ thiện trong cuộc sống? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Nội dung tóm tắt
Từ thiện là gì?
Theo quan điểm của nhiều người thì từ thiện chính là những hành động nhân ái, giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với những người khác. Còn theo từ điển Hán Việt thì từ thiện là sự kết hợp giữa 2 từ: “Từ” và “Thiện”. Trong đó, “Từ” là nhân từ là nhân ái từ tâm, còn “Thiện” là những điều tốt đẹp và tốt lành.
Từ thiện là những hành động tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân đơn lẻ hoặc từ một nhóm người, tập thể, một cộng đồng hoặc cũng có thể thông qua tổ chức nào đó.
Đọc thêm: thiền quán là gì
Ý nghĩa của việc làm từ thiện trong cuộc sống
Việc thiện là những lời nói, ý nghĩ, việc làm đều thiện, chân chính, chuẩn mực ngay thẳng tốt đẹp trong sáng… là nền tảng của thiện tâm, đạo đức, phước đức và an lành.
-Đi từ thiện là giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khốn cùng, đó là tình người cao đẹp.
-Ngoài việc giúp đỡ chính người nghèo thì việc đó có chính ý nghĩa bản thân mình. Việc chứng kiến những hoàn cảnh bất hạnh, khiến cho ta trân trọng và biết ơn hơn những gì mình đang có, ta thấy mình may mắn hơn rất nhiều người.
-Cuộc sống ai cũng mưu sinh, lo toan trăm bề, đôi khi vì cái mưu sinh và cái thực tế cuộc sống đó mà chúng ta đã làm nhiều điều không đúng. Vậy khi đi làm từ thiện đó cũng như 1 phần sám hối, tạ lỗi cho những việc tham sân si mà chính mình đã làm ra.
-Giúp cho bạn hành trì làm việc thiện như một thói quen.
-Giúp tiêu trừ nghiệp chướng của bản thân và cửu huyền thất tổ.
-Gieo động lực cho những người bất hạnh vượt qua hoàn cảnh.
Xem thêm: thiền dễ ngủ
Thực trạng hoạt động từ thiện tại Việt Nam
Hiện nay nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động từ thiện xã hội:
-Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ (sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo).
-Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
-Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Các hoạt động từ thiện xã hội ở Việt Nam hiện nay được thực hiện với đa dạng các hình thức như: quyên góp từ thiện, quán cơm từ thiện, cửa hàng từ thiện, khám bệnh từ thiện…, đã mang lại những giá trị vô cùng thiết thực cho cộng đồng, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh những tích cực, hoạt động từ thiện xã hội ở Việt Nam vẫn còn những bất cập như:
-Hoạt động từ thiện dường như chủ yếu vẫn là do Nhà nước, các chính sách của Nhà nước hiện tại chưa thật sự khuyến khích sự phát triển của các hoạt động từ thiện thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức phi nhà nước, phi lợi nhuận.
-Hoạt động từ thiện được tổ chức bởi các cơ quan nhà nước còn thiếu kiểm soát dẫn đến tham nhũng và tiêu cực. Các hành vi tham nhũng phổ biến nhất trong tổ chức hoạt động từ thiện là: quản lý quỹ tiền, hàng cứu trợ không đúng cách, hành vi chiếm đoạt làm của riêng của nhân viên công quyền, giả mạo danh sách nhận tiền, hàng cứu trợ.
-Tình trạng hành chính hóa hoạt động từ thiện dẫn đến mất đi tính chất tự nguyện, nhân đạo, kêu gọi, khơi dậy tinh thần tương ái của người dân. Thu tiền từ thiện để đạt được định mức hay “chỉ tiêu trên giao” là khá phổ biến ở các địa phương trong cả nước. Các định mức này biến đổi theo địa phương và ở mỗi địa phương thì thay đổi theo các đợt quyên góp.
-Sự buông lỏng và thiếu các kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động từ thiện xuất phát từ cộng đồng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm đổ vỡ các giá trị xã hội cần được bảo vệ.
Một số kiến nghị thúc đẩy hoạt động từ thiện như:
- Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức hoạt động từ thiện của các cơ quan nhà nước.
- Dần gỡ bỏ việc hành chính hóa trong huy động nguồn lực cho công tác từ thiện.
- Tăng cường các kiểm soát của Nhà nước đối với HĐTT xuất phát từ cộng đồng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng, gây ô nhiễm môi trường…
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức tự giác, chủ động tuân thủ pháp luật, hợp tác với chính quyền của người dân khi tham gia các hoạt động từ thiện xã hội.
Từ thiện sẽ kết nối hành trình từ trái tim đến với trái tim bằng tình cảm chân thành, giản dị nhất. Trên đây là tổng hợp giải đáp thắc mắc từ thiện là gì. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về việc làm này.