Tứ thiền định là gì và khái niệm của những cấp độ thiền bạn cần biết

  • Nga
  • 16 Tháng Ba, 2022
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Tứ thiền định là gì và khái niệm của những cấp độ thiền bạn cần biết

Trong phật pháp thiền là một điều không thể thiếu. Thiền giúp con người chúng ta tịnh tâm và giữ mình. Vậy tứ thiền định là gì và khái niệm của những cấp độ thiền bạn cần biết? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tứ thiền định là gì?

Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.

Sơ thiền

So-thien-giup-tu-bo-ham-muon-tran-gian
Sơ thiền giúp từ bỏ bam muốn trần gian

Xem ngay: thiền tông là gì để biết được khái niệm cụ thể

Cấp độ sơ thiền giúp người hành thiền từ bỏ được các ham muốn trần gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần đến những ham muốn bằng vật chất bên ngoài. Con người của người hành thiền ở trong trạng yên bình, an lạc.

Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên của tứ thiền, vượt qua cấp độ đầu tiên này là người hành thiền đã đạt được “Chánh niệm tỉnh giác” và loại bỏ được chướng ngại là “Năm triền cái”.

Nhị thiền

Nhị thiền là cấp độ thứ hai trong tứ thiền. Ở cấp độ này, người hành thiền làm quen với khái niệm “Diệt tầm tứ nhập nhị thiền”.

Vậy “diệt tầm tứ” là gì?, theo nghĩa Hán việt, “Diệt”ở đây không phải là giết mà có nghĩa là loại bỏ, loại trừ, “Tầm” là suy tư, “Tứ” là tác ý hay còn gọi là tâm sinh. “Diệt tầm tứ” nghĩa là loại trừ những tham dục thỏa mãn trí tuệ thì mới nhập nhị thiền. Muốn loại trừ được thì phải dùng “như lý tác ý”.

“Như lý tác ý” còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật. Nó là một trạng thái của tâm thức dấy khởi do duyên sự tiếp xúc giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng đưa đến sự hiện hành của dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng.

Theo quan niệm của đạo Phật thì do sự xúc chạm giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng mà ý thức bắt đầu sinh khởi và hoạt động gọi là tác ý hay còn gọi là tâm sinh. Thông thường, tác ý hay tâm sinh hiện khởi theo hai khuynh hướng, hoặc thiện hoặc bất thiện, tùy thuộc vào thói quen, nhân của mỗi người. Nếu một người còn nặng về tham, sân, si thì ý thức sinh khởi theo chiều hướng đưa không tốt tức là tác ý (tâm sinh) bất thiện pháp. Kinh Phật gọi đó là phi như lý tác ý hay tâm đặt sai hướng.

Trái lại, một người không nặng về tham, sân, si thì ý thức sinh khởi theo hướng đưa đến chính kiến hoặc tác ý (tâm sinh) hướng thiện. Đây được gọi là “như lý tác ý” nghĩa là tâm đặt đúng hướng. Do đó, cấp độ nhị thiền là sự thiền tập “ Diệt tầm tứ nhập nhị thiền” theo những kiến giải nêu trên.

Tam thiền

Cấp độ thứ ba trong tứ thiền theo Đức Phật nói là sự “Xả niệm lạc trú”.

Ý nghĩa của xả niệm là người hành thiền đã vào được “vô thức”, kiểm soát được nó nghĩa là tâm hồn đã thật sự ổn định, những bản năng sinh tồn, bản năng hưởng thụ… đều bị kiềm chế. Lúc này khi ngồi thiền nhập định, người hành hiền không còn nghe thấy mọi cảnh vật, tiếng động bên ngoài, hoàn toàn an trú vững chắc trong thế giới nội tâm sáng suốt vi diệu thanh tịnh của mình. Niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể, giống như cả không gian đều cùng an vui vậy.

Tứ thiền

Thu-thien-xa-lac
Tứ thiền xả lạc

Click ngay: thiền sư là gì để biết thêm về vị thiên sư bậc nhất

Đây là mức thiền cuối cùng và cao nhất trong bốn cấp độ để đạt được trạng thái “xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”

Muốn “xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh” thì phải trú tâm vào một đối tượng duy nhất vào hơi thở dùng pháp hướng tâm tịnh chỉ thân hành thì xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh sẽ đạt được kết quả như ý muốn.

Lạc, khổ và thanh tịnh là ba trạng thái của thọ, tức là cảm thọ:

  1. Thọ lạc.
  2. Thọ khổ.
  3. Thọ bất lạc bất khổ tức là niệm thanh tịnh.

Trong phần cảm thọ có hai:

  1. Cảm thọ thuộc về thân.
  2. Cảm thọ thuộc về tâm.

Trên đây là Tứ thiền định là gì. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Nga