Thiền để làm gì? Ý nghĩa của thiền trong cuộc sống

  • Ngân
  • 7 Tháng Tư, 2023
  • Chức năng bình luận bị tắt ở Thiền để làm gì? Ý nghĩa của thiền trong cuộc sống

Nhắc tới thiền, người ta nghĩ tới ngay một trạng thái hay một phương pháp tu hành của nhà Phật. vậy thiền để làm gì thì không phải ai cũng biết. Qua bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn  về nguồn gốc của thiền, những ý nghĩa từ việc thực hành thiền trong đời sống.

Thiền để làm gì?

“Thiền định là phương pháp để quản trị tâm mình, giúp tâm mình dần dần an định, không lăng xăng, không chạy nhảy lung tung bất như ý” _ Đại đức Thích Trúc Thái Minh lý giải.

Nói đến “thiền” trong nhà Phật gọi đầy đủ là “thiền định”; mục đích của thiền là để định, định tâm. Trong tu học Phật Pháp mà không có thiền thì không thể thành tựu đạo quả.

Bởi vì tâm chúng ta (hằng ngày) rất rối ren, phức tạp như con vượn, con khỉ nhảy lung tung nên thiền là phương pháp giúp tâm chúng ta được an định. “An” nghĩa là không nguy hiểm, “định” là yên.

Thiền để làm gì?
Thiền để làm gì?

Xem thêm: Thiền biết ơn

Lợi ích của thiền

Ngồi thiền không chỉ giúp tâm an định còn giúp chúng ta giảm sự căng thẳng như Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Tọa thiền là một liều thuốc cực kỳ bổ dưỡng cho thân tâm của chúng ta, rất lợi ích! Chúng ta đang căng thẳng, đang mỏi mệt nhưng chỉ cần tọa thiền 15 phút thôi, khi mà thân tâm được cân bằng thì năng lực nó hồi sinh, rất hay”.

Trong nhà thiền có câu “Tâm an định thì trí sáng tỏ”. Thiền giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, bớt đau khổ, phiền não. Từ đó tập trung làm việc, hoạt động hiệu quả, giải quyết mọi thứ nhanh chóng và chuẩn xác, đạt được nhiều thành tựu.

Với học sinh, sinh viên, thiền giúp giải tỏa căng thẳng học hành, nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo và tiếp thu thông tin nhanh hơn.

Đặc biệt, thiền còn giúp chúng ta quản trị bản năng của con người mà trong nhà Phật gọi là năng lượng dục. Nếu chúng ta không quản trị thì nó sẽ dẫn chúng ta làm các việc bậy bạ, nguy hiểm; nhưng nếu biết cách chuyển hóa thì năng lượng này sẽ giúp phát huy trí tuệ, phục vụ cuộc sống của chúng ta rất tốt.

Một trong những công cụ để quản lý năng lượng dục chính là thiền định. Chúng ta mà biết ngồi thiền, tọa thiền thì quản lý và chuyển hóa năng lượng ấy rất tốt. Cho nên tuổi trẻ nếu không biết quản lý năng lượng dục thì sẽ tiêu hao và bị suy giảm trí tuệ rất nhiều. Nhưng nếu biết dùng thì nó sẽ giúp ta phát huy trí tuệ rất tốt. Đây là năng lượng rất quý.

Ý nghĩa của thực hành thiền trong đời sống?

Thực hành thiền không chỉ là ngồi thiền mà còn bao gồm cả thiền hành (thiền khi đi bộ), nằm thiền (thiền khi nằm), thiền khi ăn…Nhưng tất cả các phương pháp thực hành thiền đều hướng tới sự tập trung hoàn toàn của tâm trí vào hành động đang làm.

Ý nghĩa của thực hành thiền trong đời sống?
Ý nghĩa của thực hành thiền trong đời sống?

Xem thêm: Thiền yoga ấn độ

Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng trong thực tế chúng ta luôn luôn bị các suy nghĩ, cảm xúc nảy sinh và chi phối mọi lúc, mọi nơi. Đơn giản như vừa quét nhà vừa nghĩ ngày mai ăn gì? đang lái xe lại lo con cái đi học có ngoan không? đang nấu cơm lại lo dự án mới ở cơ quan… Tất cả những luồng suy nghĩ, những cảm xúc phát sinh trong khi chúng ta đang làm một việc khác làm ta bị xao nhãng, mất tập trung, không toàn tâm toàn ý cho giây phút hiện tại. Vậy thì, thiền trong cuộc sống là để:

  • Cải thiện sự tập trung và trí nhớ: Khi ngồi thiền và làm mọi việc trong trạng thái thiền, ta sẽ rèn luyện sự tập trung của toàn bộ tâm trí vào hành động, sự vật, sự việc ở giây phút hiện tại. Khi thực hành thiền, ta học cách kiểm soát hơi thở, nhịp tim và suy nghĩ của mình, từ đó phát triển khả năng tập trung, sự ý thức tuyệt đối vào hiện tại. Sự ý thức đó trong đạo phật gọi là chánh niệm.
  • Giúp giảm lo âu, mệt mỏi: Thực hành thiền giúp ta loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực bằng cách khai sáng tâm trí, nhìn nhận mọi việc ở các góc độ khác nhau, đem tới cái nhìn khách quan và tích cực hơn.
  • Cải thiện giấc ngủ: Rèn luyện sự tập trung trong hơi thở, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đem tới trạng thái tĩnh lặng, biết cách kiềm chế cảm xúc, nhìn mọi việc sáng suốt… là những điều tích cực thực hành thiền đem lại. Khi não bộ nhận được những nguồn năng lượng tích cực sẽ giúp người thực hành dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Cải thiện sức khỏe: Khi ngồi thiền đúng cách, cơ thể tiêu thụ oxy tuyệt đối hơn, ta hít vào – thở ra chậm rãi hơn, cơ thể cần ít oxy hơn, nhịp tim và huyết áp đều được điều hòa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp. Quá trình điều hòa tinh thần để giảm căng thẳng cũng giúp ích cho cơ quan tiêu hóa và hệ thần kinh.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu, học tập và thực hành thiền của bạn!