X

Thiền tông là gì? Cần hiểu đúng về Cơ phong chuyển ngữ để minh tâm kiến tánh

Thiền Tông là pháp tu cao siêu, vô cùng khó, chỉ dành cho bậc thượng thượng căn, giới hạnh cực tinh nghiêm… Để hiểu hơn về thiền tông là gì và cần hiểu đúng Cơ phong chuyển ngữ để minh tâm kiến tánh. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thiền Tông là gì?

Thiền tông chính là pháp môn tâm địa. Sau Tổ Ma Ha Ca Diếp, Thiền tông được triển chuyển, truyền từ Ần Độ qua Trung Quốc. Đến đại sư Huệ Năng, là tổ thứ sáu ở Trung Hoa, được trao y bát, lưu truyền chánh pháp.

Lúc Phật còn tại thế, lần nọ đang ngồi trên pháp tòa, có vua trời Đại Phạm bay xuống dâng hoa Kim Đàn cúng dường. Đức Phật liền đưa cành hoa Kim Đàn lên để dạy đại chúng. Lúc ấy, dưới tòa, đại chúng trời người, đều không hiểu chi hết, duy chỉ có tôn giả Ma Ha Ca Diếp túm tím mỉm cười. Đức Thế Tôn bảo: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay đem phó chúc cho ông.” Đó là truyền ngoài giáo lý, không lập văn tự, đi thẳng đến pháp môn vô thượng.

Thiền tông chính là pháp môn tâm địa

Xem ngay: ngồi thiền vào thời gian nào tốt nhất để biết thời gian lý tưởng

Người sau mù mờ, cho đó là thiền mà chẳng biết rằng: Trong kinh Đại Bát Nhã, có kể đến hơn hai mươi loại thiền, mà tất cả đều không phải là cứu cánh. Duy thiền trong tông môn là không lập giai cấp, chỉ thẳng vào đất tâm, thấy tánh thành Phật. Tông môn này, kể từ tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho đến ngày nay, trải qua sáu bảy mươi đời. Triều đại Đường và Tống (619-1278), gió thiền lan khắp thiên hạ, hưng thịnh một thời. Hiện tại, thiền tông đến thời kỳ suy vi tột bậc, nhân tài như lá mùa thu. Người Ngộ đạo khắp thế gian còn chẳng có mấy người, huống nữa là Chứng đạo mà liễu sanh thoát tử.

Thiền Tông: Cần hiểu đúng về Cơ phong chuyển ngữ để minh tâm kiến tánh

Khi Thiền Tông còn hưng thịnh, chư Tổ Sư khi quán xét căn cơ từng người mà dùng Cơ phong chuyển ngữ (Tức Hỏi ở nơi đáp, đáp ở nơi hỏi.) để giúp người đoạn nghi khai ngộ. Cơ phong chuyển ngữ là những câu Thiền ngữ giúp cho đương cơ triệt ngộ thiền cơ, minh tâm kiến tánh. Cơ phong còn gọi là công án:

Chẳng hạn như “Phật là gì?” Thiền Sư bèn đáp “con mèo trèo lên cây cột”; Hoặc giơ nắm tay, dựng đứng phất trần; Hoặc nói, hoặc im lặng, mọi thứ tác dụng đều thuận theo căn cơ của người đến tham vấn để chỉ quy hướng thượng. Những câu chuyển ngữ ấy nhằm để nêu bày lẽ hướng thượng. Là ngón tay chỉ mặt trăng thật sự; Chứ không phải những câu chuyển ngữ đó chính là lẽ hướng thượng hay mặt trăng thật sự. Nếu có thể nương theo ngón tay nhìn vào mặt trăng thì ngay khi đó sẽ tự thấy được vầng trăng thật sự.

Những lời ứng với căn cơ gọi là “cơ phong”, hoặc gọi là “chuyển ngữ”. Ấy đều là muốn cho người ta tham thấu tự hiểu, nên không có nghĩa lý gì. Nếu hiểu được thì là may mắn lớn. Nếu không hiểu thì lấy câu nói ấy làm bổn mạng nguyên thần: Quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày thâu đêm như một người chống lại vạn người, chẳng dám có chút gián đoạn, phóng túng. Một năm chẳng ngộ bèn tham hai năm, mười năm chẳng ngộ bèn tham hai mươi năm. Một đời chẳng ngộ bèn đời đời tham.

Những hiểu lầm về Cơ phong chuyển ngữ

Nếu quả thật dốc trọn thâm tâm này mà tham cứu câu ấy, quyết chẳng có lẽ nào không ngộ! Ngộ rồi, bèn gọi là “ngộ đạo”, vẫn phải trải qua các cảnh duyên để rèn giũa tập khí: Ngõ hầu phiền hoặc hết sạch mới gọi là chứng đạo. Những giảng sư đời mạt thường thích giảng Thiền, đến nỗi thính chúng đa phần chấp vào những câu công án. Chẳng biết rằng:

Những câu cơ phong chuyển ngữ (thoại đầu, công án) trong nhà Thiền tuyệt đối chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ nhằm đáp ứng căn cơ người đến hỏi hòng chỉ nẻo hướng thượng. Những câu chuyển ngữ ấy chỉ nên để tham cứu, sao lại giảng nói? Giảng kinh như vậy chỉ những bậc đại sĩ siêu phàm mới hưởng lợi ích, còn những hạng trung – hạ khác đều mắc bệnh hết. Đối với Tông, chẳng biết tận lực tham cứu những câu cơ phong chuyển ngữ, chỉ lo phỏng đoán ý nghĩa. Với Giáo, do thật lý, thật sự nào phải là cảnh giới của mình; Bèn lầm tưởng Phật, Tổ nói thí dụ để giảng pháp.

Thiền Tông Việt Nam

Click ngay: thiền sư là gì để biết thêm về vị thiên sư bậc nhất

Đem Tông phá Giáo, dùng Giáo phá Tông, cái tệ nạn lưu hành này không còn gì tệ hơn được nữa! Từ Lục Tổ Huệ Năng về sau, đạo Thiền lưu truyền rộng rãi; Mối văn tự “chẳng lập văn tự” phổ biến khắp hoàn vũ. Đường giải thuyết ngày càng mở rộng, cửa chứng ngộ ngày càng bế tắc!

Vì thế, các tổ Nam Nhạc, Thanh Nguyên đều dùng cơ phong chuyển ngữ để độ người. Khiến cho Phật, Tổ trở thành ngôn ngữ suông, không cách nào đáp được lời các ngài hỏi. Nếu chẳng phải thật sự là căn cơ tương xứng sẽ chẳng thể hiểu được lời ấy. Dùng cách ấy để xét nghiệm khiến vàng – thau rạch ròi, ngọc – đá rành rành; Không còn cách nào giả trá, ngăn trở đạo pháp. Đấy chính là duyên do của cơ phong chuyển ngữ.

Từ đấy về sau, pháp này ngày càng thịnh hành, được các tri thức đề cao; Chỉ e lạc vào lối mòn của người khác, trở thành khuôn sáo cũ kỹ, khiến người học nghi ngờ, lầm lạc, hoại loạn Tông phong. Vậy nên cơ phong chuyển ngữ ngày càng cao tột, vô phương chuyển biến. Để người người căn cơ không phù hợp chẳng biết đâu mà mò. Bởi thế mới có những câu nói trách Phật, quở Tổ, bài xích kinh giáo, bác bỏ Tịnh Độ!

Trên đây là thiền tông là gì. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Nga:
Related Post