Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa văn hóa, Giáo dục từ giai đoạn phong kiến. Để có thêm nhiều thông tin tìm hiểu về trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di sản văn hóa lâu đời và quý giá của dân tộc Việt Nam, tọa lạc tại phía Nam của kinh thành Thăng Long và nơi đây thờ Khổng Tử cùng với 3 vị vua của dân tộc là: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xếp hạng là Di tích quốc gia cùng với 82 tấm bia tiến sĩ được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Trước kia nơi đây đào tạo ra hàng nghìn nhân tài cho đất nước, đến nay Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành nơi khen tặng các học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, đồng thời diễn ra những hoạt động truyền thống hay dân gian từ đó gìn giữ, bảo tồn văn hóa cổ truyền.
Xem thêm:
Tìm hiểu lịch sử hình thành Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam – Văn Miếu Quốc Tử Giám trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển đến ngày nay bao gồm:
Giai đoạn 1: Xây dựng Văn miếu
Ban đầu Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng với mục đích để thở Khổng Tử cùng các bậc hiền tài xưa và dạy học.
Đến năm 1070 vua Lý Nhân Tông ra lệnh xây dựng Văn miếu.
Giai đoạn 2: Xây dựng Quốc Tử Giám
Năm 1076, Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng phía sau Văn miếu dưới thời vua Lý Nhân Tông nhằm mục đích giáo dục quan lại, quý tộc, hoàng gia và những thành viên khác nằm trong giới thượng lưu của Việt Nam thời bấy giờ.
Vào thời nhà Trần quy mô thu nạp nho sinh của Quốc Tử Giám được mở rộng hơn, theo đó học trò ở tầng lớp bình dân chỉ cần có năng lực tốt vẫn đủ điều kiện theo học tại đây. Từ năm 1076 đến năm 1779 trường Quốc Tử Giám vẫn được mở và hoạt động, trong thời gian đó nơi đây trở thành trung tâm đào tạo những tầng lớp quan trí thức hàng đầu của đất nước và tuyển chọn tài năng giỏi nhất để phục vụ triều đình.
Giai đoạn 3: Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành di tích lịch sử
Ở thời Pháp bảo hộ, vào năm 1906, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được đăng ký di tích lịch sử.
Giai đoạn 1945 – 1954, Pháp đã dần phá bỏ một số phần trong bố cục, kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám để nhường chỗ cho người bệnh, thương bình để giảm tải số lượng cho các bệnh viện thời đó.
Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám có gì?
Đến nay Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam trở thành địa điểm du lịch và cũng là nơi khen thưởng, tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa Giáo dục. Cụ thể khi tham quan Văn Miếu có những địa điểm không nên bỏ qua như:
Cổng tam quan Văn Miếu Môn
Đây chính là khu cổng bên ngoài của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Miếu Môn bao gồm ba cửa chính là 2 tầng cao to và tầng trên có khác 3 chữ Hán cổ xưa được dịch là Văn Miếu Môn và trên cùng là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt.
Phía trước của Văn Miếu Môn là tứ trụ nghi nằm ở phần giữa cùng hai tấm bia Hạ mã nằm ở 2 phía.
Hồ Giám
Hồ Giám có nhiều tên gọi khác nhau là hồ Đường Minh, hồ Văn. Hồ Giám nằm ở ngay phía trước cổng của Văn Miếu.
Hồ Giám là công trình có quy mô và diện tích lớn, ở giữa lòng hồ là gò Kim Châu, phía trên là Phán Thủy Đường – Đây là nơi các nho sĩ thời xưa bình thơ văn.
Đại Trung Môn
Khi đi qua cổng Văn Miếu Môn sẽ đi đến không gian tươi đẹp, đầy vẻ uy nghiêm tại Đại Trung Môn.
Kiến trúc của Đại Trung Môn bao gồm 3 gian lợp ngói mũi hài, giống với kiến trúc ngôi đình truyền thống của Việt Nam.
Phía trên đỉnh cổng có hình cá chép tượng trưng cho học trò, nên để vượt qua những kỳ thi cần chăm chỉ học tập để vượt qua giống như cá chép vượt qua sóng lớn để trở thành con rồng mạnh mẽ, vĩ đại.
Khuê Văn Các
Vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, Khuê Văn Các được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo.
Thiết kế của Khuê Văn Các bao gồm lầu vuông 8 mái, cao gần 9 thước, 4 trụ gạch vuông bên dưới làm bệ đỡ cho tầng gác bên trên, được trạm hoa văn tinh xảo.
Phía tầng trên có lời bình “viên ngọc sáng” được thiết kế nổi bật với 4 ô cửa hình mặt trời tỏa sáng với mái ngói đỏ chồng lên 2 lớp tạo nên công trình mái đẹp.
Ở hai bên của Khuê Văn Các bao gồm 2 cửa có tên là Bí Văn và Súc Văn dẫn lối đến khu nhà bia Tiến sĩ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Giếng Thiên Quang
Giếng Thiên Quang là hình vuông bao xung quanh là hành lang. Người xưa quan niệm giếng Thiên Quang có hình vuông mang lại ý nghĩa tượng trưng cho đất còn ô tròn trên Khuê Văn Các tượng trưng cho trời. Cả hai công trình kiến trúc này là đại diện cho mọi tinh hoa đất trời tụ họp ở khu vực Trung tâm văn hóa – Giáo dục lớn nhất tại Thăng Long lúc bấy giờ.
82 bia Tiến sĩ
Nằm ở cạnh bên giếng Thiên Quang là 2 dãy bia đá lớn với 82 tấm bia Tiến sĩ đặt trên lưng của 82 con rùa bằng đá xanh. Những tấm bia được điêu khắc tinh xảo với nhiều phong cách và có ý nghĩa về mặt tâm linh. Trên những tấm bia đá này vinh danh các thủ khoa ở trong kỳ khoa cử của triều đại phong kiến Việt Nam.
Đại Thành Môn
Đại Thành Môn được xây dựng với kiến trúc 3 gian, mỗi gian sẽ có cửa sơn đỏ kèm theo họa tiết rồng mây, 2 hàng cột hiên trước sau, 1 hàng cột giữa. Ở phía trên giáp nóc, phần chính giữa sẽ treo bức hoành được khắc 3 chữ lớn là: “Đại Thành Môn” có ý nghĩa là sự thành đạt to lớn.
Đại Bái Đường
Khi bước qua Địa Thành Môn sẽ đến điện thờ Đại Bái Đường trang nghiêm bao gồm 9 gian, 2 bức tường hồi 2 bên.
Trong số đó gian chính được dùng để đạt án hương thờ, những gian còn lại đều bỏ trống để tổ chức hành lễ trong các kỳ tế xuân thu ngày xưa.
Đền Khải Thánh
Đây được coi là khu cuối cùng của di tích và là nơi thờ phụng mẫu của Khổng Từ là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị.
Đền Khải Thánh xưa kia chính là Quốc Tử Giám nhằm rèn đúc nhân tài cho nhiều quan lại trong triều đình Đất Việt. Đến năm 1946 nơi này đã bị đại bác của Pháp phá hủy nhưng sau đó đã được xây dựng và bảo tồn đến ngày nay.
Trên đây là một số thông tin được chia sẻ từ studentloanhelpinfo.com về lịch sử xây dựng và phát triển của Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.